Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Những bài thuốc hay từ hoa mai trắng

Hoa mai trắng, cái tên đã nghe qua nhiều lần mà vẫn chưa có dịp để ngắm thực tế. Hôm nay, lòng vòng google kiếm một số bài thuốc thì mới được biết thêm về những công dụng thật hữu ích của loài hoa mai này. Không chỉ để chưng cảnh mà còn làm nên rất nhiều vị thuốc đặc trị cho người bệnh.

Hoa cay canh sapa
Theo Tây y, thành phần hóa học của hoa mai trắng chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol… và 1 số chất khác như meratin, calycanthine, caroten… Hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế 1 số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…

Theo Đông y, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…

*** Một số bài thuốc hữu hiệu:
 
- Bỏng: Hoa mai lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

- Viêm họng mãn tính:
+ Hoa mai 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.
+ Hoa mai và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

- Viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào vùng tổn thương.

- Mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.
 
- Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
 
- Viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6g, hoa cúc 9g sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong để uống.
 
- Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.

- Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và tai hồng sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi một lúc là được, chia ăn vài lần trong ngày.
 
- Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, khoảng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

- Đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
 
- Mai hạch khí (
chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống): Dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.

- Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.
 
- Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 – 6g với rượu nhạt.

- Trúng thử gây tâm phiền, đau đầu, chóng mặt
+ Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống.
+ Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.
 
- Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Loa lịch (lao hạch): Hoa mai lượng vừa đủ, trứng gà 1 quả. Dùng dao nhọn chích một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hoa mai vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn, mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình.
 
- Viêm da lở loét: Hoa mai 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra, hoa mai trắng còn có tác dụng chữa: đau khớp do phong thấp; tổn thương do trật đả; ho dai dẳng; viêm họng, viêm amidal cấp tính; tức ngực, khó thở.     

Sưu tầm   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét