Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Quà 20-10 thật ý nghĩa cho người phụ nữ của bạn

Mang lại niềm vui cho người phụ nữ mình yêu thương là điều các đấng mày râu ai cũng muốn thể hiện mình. Quà tặng 20-10 cho năm nay thì thế nào? Rất nhiều sự lựa chọn về quà nhưng không phải chàng nào cũng chọn được một món quà mình ưng ý và người phụ nữ cũng cảm thấy thật ý nghĩa với cái thông điệp mà món quà mang lại.


Không cần lựa chọn gì cao siêu cho lắm, lạ hay độc đáo cho lắm. Các chàng cứ tuân theo cái lẽ truyền thống đó là hoa. Không người phụ nữ nào là không yêu hoa dù ngoài miệng nàng luôn nói không thích. Nhưng nếu là bó hoa từ người họ yêu mến mang tặng thì đó là một niềm vui to lớn lắm.

Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp riêng và cũng hàm chứa những thông điệp khác nhau. Người ta vẫn lựa chọn hoa như là ưu tiên số một để thay cho những lời muốn nói. Những đóa hoa tươi tắn sẽ càng thêm ý nghĩa khi bạn lựa chọn cho mình một loài hoa thực sự phù hợp với người ấy và với mức độ của mối quan hệ.

Hương đồng cỏ nội

Nếu bạn chọn hoa hồng là bạn đã chắp cánh cho thông điệp tình yêu nồng nàn mãnh liệt. Hoa ly sẽ thay thế cho sự ngưỡng mộ, trân trọng, đề cao. Nếu bạn muốn gửi cho người đó một bó hoa thật ấn tượng quyến rũ, thay cho cái nhìn đầy yêu thương thì hoa lan sẽ là lựa chọn thích hợp.
 Quà 20-10 thật ý nghĩa cho người phụ nữ của bạn
Chọn được loại hoa rồi, bạn nhớ bó thật đẹp hoặc lưu ý là màu sắc tổng thể của bó hoa phải hài hòa. Từ giấy bó hoa, các phụ kiện đi kèm… đều phải phù hợp và làm tôn lên vẻ đẹp của loài hoa bạn chọn. Điều đó càng tôn trọng người nhận nó.
Tình đẹp như mơ
Những lời chúc ngọt ngào hay những lời thổ lộ tình cảm đi kèm những đóa hoa tươi tắn của bạn bao giờ cũng mang lại cảm giác thăng hoa tuyệt vời cho các cô gái.
 Em như nụ hồng
Nếu không là người yêu thì một bó hoa sen tinh khiết nhẹ nhàng gửi tặng cô em gái hay hoa loa kèn ngáo ngạt hương thơm tặng mẹ thì không ai phủ nhận được rằng hoa là món quà thật sự ý nghĩa nhất với người phụ nữ.

Ngày chung đôi

Bạn còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn một bó hoa thật đẹp, không cần bạn mang đến tận nơi, hãy để người nhận bất ngờ từ người giao hoa chẳng hạn.

Vào đây chọn một mẫu hoa đẹp xem sao:


Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Chùa Một Cột hoa sen ngàn cánh

chua mot cot Chùa Một Cột ngôi Quốc tự độc đáo bậc nhất của nước ta nằm ở phía Tây của khu vực tử cấm thành Thăng Long. Theo phong thủy nó gắn liền với sự duy trì mạch khí quốc gia. Vì vậy, trong việc quy hoạch xây dựng kinh đô, vương triều Lý và các triều đại kế tiếp đều đặc biệt coi trọng vị thế phong thủy của hoa sen ngàn cánh này. 
Sự tạo tác chùa Một Cột được khởi nguồn cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông (1028-1054): Thấy Phật Bà Quan-Âm ngồi trên đài hoa sen, mời vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói lại với triều thần. Có người cho là điềm gở, nhưng nhà sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa. Vua cho dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Bồ-Tát Quan-Thế-Âm ở trên, đúng như hình ảnh vua đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên Hựu. Hàng tháng cứ Rằm, mồng Một vua đến đặt lễ cầu phúc. Có thể nói, từ hình ảnh ảo diệu trong giấc mộng vua Lý Thái Tông đã biến nó  thành hình ảnh hiện hữu trong đời sống văn hóa tâm linh dân tộc.
chua mot cot - hoa sen
Cảm hứng từ giấc mộng là một thứ tâm lý nghệ thuật của các dân tộc Á Đông nhằm đề cao sự linh ứng của các đấng thiêng liêng và tinh thần hướng thượng của chúng sinh.
Diện mạo chùa Một Cột thời Lý gồm Liên Hoa Đài (đài Hoa Sen), mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên một cột hình trụ xây giữa hồ vuông. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên cột vươn cao lên khỏi mặt nước trồng toàn sen. Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia “Sùng Diện Linh” ở chùa Long Đọi (Hà Nam) do Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây dựng quần thể di tích văn hóa tâm linh này: “Mở cửa chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Đảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly...”
hoa sen - chua mot cot 
Nhìn lại lịch sử kiến trúc chùa chiền nước ta thì thấy từ thời nhà Đinh đã dựng cột đá khắc kinh Đà-la-ni gọi là cột “nhất-trụ” để cầu tuổi thọ, cầu cho vận nước dài lâu. Kiến-trúc ngôi chùa Một Cột của Nhà Lý cũng chịu ảnh hưởng nhưng quy mô lớn hơn và có sự cách điệu, biến tấu độc đáo gợi hình tượng một bông sen ngàn cánh tượng trưng cho trí tuệ viên mãn, tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ. Cột đá độc nhất vút lên hoành tráng với chiều cao 20m giữa hồ biểu hiện cho tư tưởng độc lập, tự chủ và tín ngưỡng phồn thực về nguồn sống vũ trụ, về âm dương hòa hợp (Lin Ga - Ioni). Ngôi chùa hình hoa sen mọc lên từ hồ nước thể hiện sinh động tinh thần kiên cường phấn đấu âm thầm để loại trừ dục vọng, tự kiến tánh thành Phật của các bậc Thiền sư và cũng là phương tiện giáo hóa chúng sinh. Và hình tượng Phật Bà Quan âm - tượng trưng vi diệu cho tinh thần nhân ái, vị tha cao cả.  
Sưu tầm

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Những bài thuốc hay từ hoa mai trắng

Hoa mai trắng, cái tên đã nghe qua nhiều lần mà vẫn chưa có dịp để ngắm thực tế. Hôm nay, lòng vòng google kiếm một số bài thuốc thì mới được biết thêm về những công dụng thật hữu ích của loài hoa mai này. Không chỉ để chưng cảnh mà còn làm nên rất nhiều vị thuốc đặc trị cho người bệnh.

Hoa cay canh sapa
Theo Tây y, thành phần hóa học của hoa mai trắng chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol… và 1 số chất khác như meratin, calycanthine, caroten… Hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế 1 số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…

Theo Đông y, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…

*** Một số bài thuốc hữu hiệu:
 
- Bỏng: Hoa mai lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

- Viêm họng mãn tính:
+ Hoa mai 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.
+ Hoa mai và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

- Viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào vùng tổn thương.

- Mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.
 
- Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
 
- Viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6g, hoa cúc 9g sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong để uống.
 
- Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.

- Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và tai hồng sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi một lúc là được, chia ăn vài lần trong ngày.
 
- Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, khoảng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

- Đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
 
- Mai hạch khí (
chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống): Dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.

- Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.
 
- Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 – 6g với rượu nhạt.

- Trúng thử gây tâm phiền, đau đầu, chóng mặt
+ Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống.
+ Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.
 
- Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Loa lịch (lao hạch): Hoa mai lượng vừa đủ, trứng gà 1 quả. Dùng dao nhọn chích một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hoa mai vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn, mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình.
 
- Viêm da lở loét: Hoa mai 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra, hoa mai trắng còn có tác dụng chữa: đau khớp do phong thấp; tổn thương do trật đả; ho dai dẳng; viêm họng, viêm amidal cấp tính; tức ngực, khó thở.     

Sưu tầm   

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Làm đẹp cho nhà bằng màu sắc của hoa


Mặc dù chưa phải là xuân nhưng một ý tưởng tuyệt vời để bạn có thể “nhuốm” hương sắc của cỏ hoa mùa xuân vào ngôi nhà của mình để biến chúng thành thiên đường tự nhiên căng đầy nhựa sống.
  
Những ý tưởng cụ thể về sự kết hợp của màu sắc tươi sáng và các họa tiết sinh động sẽ mang đến cho bạn những khung cảnh lãng mạn, rực rỡ. Sao bạn không tự mình khám phá?

Cách bài trí căn nhà theo màu sắc của hoa mà bạn yêu thích thật sự rất thú vị. Bạn thích hoa loa ken trắng, nhà của bạn sẽ ngập tràn những màu trắng lẫn hương thơm của loài hoa này.

hoa loa ken 

hoa loa ken

 Bạn thích màu hồng nhẹ của hoa sen, sao căn phòng ngủ của bạn không thể là màu hồng với thoảng hương sen đâu đó. Và một hồ sen nhỏ ven con đường bên vườn nhà. Nếu trồng ở mặt tiền nhà, bạn không nên thiết kế hồ ngay trước hướng gió. Hãy chọn khu đất có nắng ấm để sen phát triển và cho hoa nhiều.

hoa sen 


hoa sen
 
Hoa tử đinh hương là một loại hoa phù hợp với một loạt các phong cách. Nó có thể được trang trí cho phong cách cổ điển, đồng quê hay phong cách Pháp thanh lịch. Và cũng rất thú vị là toàn bộ các sắc độ tím của tử đinh hương lại có thể liên kết được với nhau và tạo ra một nội thất đẹp mắt.

 

 


Có lẽ mặt trời chiếu không sáng như chúng ta muốn, cây và cỏ không xanh như chúng ta trông đợi, nhưng sự hồi sinh của thiên nhiên đã đem đến sức sống mới cho tâm hồn của bạn.
  Sưu tầm


Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Ý nghĩa màu hoa sen

Quốc hoa Việt Nam là hoa sen hồng, cũng có nhiều bàn luận xoay quanh loài hoa này. Hôm nay đi dạo internet để tìm hiểu ý nghĩa của nó vì sen thì thật sự có nhiều màu sen khác nhau.

Cũng như các loài hoa khác, mỗi màu mang một ý nghĩa riêng biệt. Vậy nên cũng cần biết sự khác biệt đôi chút về các màu của loài hoa này.
 
1. Sen trắng

Tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đoá sen của các vị Phật.

hoa sen trang 

2. Sen hồng

Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đoá sen của vị Phật lịch sử.
hoa sen vang 

3. Sen vàng

Mang ý nghĩa “cư trần bất nhiễm trần”, thanh tịnh, thoát tục, vô nhiễm, giác ngộ viên mãn và hoàn toàn giải thoát.
 
hoa sen do 

4. Sen đỏ

Tượng trưng cho bản chất nguyên thuỷ của trái tim, là đoá hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế Âm.
hoa sen hong

5. Sen xanh
Là biểu tượng của trí tuệ, tri thức của chiến thắng của tinh thần đối với các cảm quan. Đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi, hiện thân của trí tuệ viên thành.
hoa sen xanh 
6. Sen tím
Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị những ảnh tượng của phái Mật tông. 
hoa sen tim 

Dù mang ý nghĩa gì thì hoa sen cũng là loài hoa gần gũi với con người Việt Nam chúng ta nhất. Ủng hộ loài hoa này nhé !
Sưu tầm