Có người từng nói với tôi rằng, ta sẽ chẳng bao giờ nhớ mẹ nếu con đường ta đi luôn bằng phẳng. Cuộc sống bao khó khăn ta mới nhận ra được điều ta đã nghe. Chỉ khi đương đầu với những thử thách, vất vả ta mới chợt nhận ra rằng ta cần vòng tay của mẹ biết bao nhiêu.
Ngay từ nhỏ thói quen này đã hình thành trong ta, bằng cách nhớ bầu vú mẹ mỗi khi đói, khóc đòi mẹ mỗi khi bị kiến cắn hay bị ai đó la mình... Những lần tìm mẹ ấy như một thứ bản năng nương tựa, để rồi khi lớn lên tôi cũng nhớ mẹ thật nhiều vì mình thật nhiều lần gặp những bất trắc trong tình cảm, trong cuộc sống bộn bề lao chen.
Có lần tôi hỏi mẹ: “Con chỉ thường nhớ và gọi mẹ mỗi khi buồn, còn vui vẻ thì con ít khi gọi về chia sẻ, mẹ có buồn không? Không cần nghĩ suy, mẹ nói chắc như bắp: “Làm chi có, con còn nhớ mẹ để quay về, dù là hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại, điều đó cho mẹ biết mẹ còn đáng tin cậy với con”. Mẹ nói làm tôi nhận diện thêm một điều là có những ông bố bà mẹ khát khao được nghe con tâm sự, từ chuyện buồn tới chuyện vui mà con cái không chịu nói. Cánh cửa lòng của con khép lại thì sợi dây yêu thương, hiểu biết giữa cha mẹ - con cái cũng mong manh, đứt quãng. “Sóng” yêu thương, tin tưởng yếu thì sẽ khó gần nhau và vì thế có thương nhau thật nhiều cũng không có hạnh phúc được.
Món qua tang me yeu phải chăng là niềm tin tưởng, gửi gắm của con trong suốt hành trình làm người, dù khi bé hay khi đã già nua. Chúng ta hay nghe đến việc “con cái bỏ rơi cha mẹ” và mỗi lần nghe đều cảm thấy đau đớn. Nhưng ta chỉ thấy bề nổi của sự bỏ rơi là hắt hủi cha mẹ, còn ít ai thấy bề chìm sâu xa đó là ta dần “loại” cha mẹ ra khỏi cuộc đời mình bằng cách ít tâm sự hoặc không nói chuyện, không để cha mẹ can dự vào cuộc sống của mình. Những lý do được nêu ra để biện minh về việc “bỏ rơi” một cách vi tế này chính là “khoảng cách thế hệ” hay “ba mẹ không hiểu mình”...
Tỉ tê chuyện buồn vui với mẹ từ đó được tôi xem như một món qua tang mẹ mình thường xuyên. Chỉ có điều chỉnh một chút, là với những chuyện vui tôi sẽ truyền thông thật nhanh, còn những chuyện buồn thì tôi sẽ trù trừ, tạm gác để tự mình chuyển hóa cho đến khi... cần một lời khuyên, cần một lời giãi bày thì tôi mới “tặng”.
Khi ta làm bằng sự chân thành đó, dẫu một mai, một mai nào đó, ta nhói tim, buốt đau vì mẹ không còn thì cũng không hốt hoảng giật mình, ân hận rằng mình có lỗi với mẹ...
Nguồn tuoitre.vn